Bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, bất chấp sự kham khổ giữa đời thường, những con người từ nhiều miền quê khác nhau đã hội tụ về nơi vùng biên Ia H’Drai để lập nghiệp. Từ nguồn vốn vay dành cho hộ nghèo, họ đã bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp... để tìm một hướng đi thoát nghèo bền vững.
Vườn dổi rộng 2 ha của ông Hoàng Thanh Giang (SN 1967) ở xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tựa như những "cột chống trời" ở xứ Mường. Giá trị mỗi cây dổi khi đã cho thu hoạch ổn định tương đương 1 cây vàng.
Ở địa bàn có trên 95% dân số là hộ nghèo, Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã Mường Hoong, Ngọc Linh của huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, đã áp dụng nhiều mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Đến nay, mô hình trồng tập trung cây dược liệu như sâm dây, sâm đương quy đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào nơi đây có thêm thu nhập.
Đó là câu chuyện về anh Ya Drick (sinh năm 1984), người dân tộc Chu Ru, ngụ tại thôn M’Răng, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) với mô hình chăn nuôi heo nái cao sản trên đệm lót sinh học, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Bà con ở làng Jrăng Blo, xã Ia Khai, huyện Ia Grai (Gia Lai) ai ai cũng quý mến chị Rơ Chăm Hoa, người dân tộc Jrai, bởi chị là người đã giúp nhiều hộ nghèo tiếp cận vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống gia đình.
Xây nhà lầu nhờ trồng cỏ nhung, doanh thu có hộ đạt cả trăm triệu đồng/ năm đang là những gì diễn ra ở Phú Diễn (Bắc Từ Liêm).
Đến thăm gia đình anh Kim Khỏe, người dân tộc Khmer vào những ngày đầu xuân Đinh Dậu, ít ai ngờ rằng, chủ nhân của ngôi nhà khang trang ở khóm 1, phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) từng thuộc diện hộ nghèo, khó khăn.